Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

     Mặc dù được hình thành từ thế kỉ VII và gần như bất di bất dịch, không phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng luật Hồi giáo vẫn đáp ứng được yêu cầu của thế giới Hồi giáo và vẫn luôn là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới ngày nay, vì nó đang điều chỉnh mối quan hệ của khoảng 1,3 tỉ người Hồi giáo. Nhiều quốc gia Hồi giáo một mặt tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình, mặt khác tìm cách thích nghi với pháp luật của thế giới, nhất là trong bối cành toàn cầu hoá hiện nay. Maroc, Tunisia, Algeria, Mauritania, Cộng hoà Ả rập Yemen, Iran, Pakistan, Soudan, Ai Cập đã ban hành các văn bản pháp luật cơ bản để quy định thủ tục bảo đảm sự tương thích của luật thực định với các nguyên tắc của luật Hồi giáo.

Sự thích ứng của luật Hồi giáo với thế giới hiện đại

     Để cho luật Hồi giáo thích ứng với thế giới hiện đại, các luật gia Hồi giáo thưởng sử dụng các cách thức sau đây:
Áp dụng tập quán
     Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật nhưngcác luật có thể áp dụng tập quán để lấp những tập quán luật Hồi giáo. Thông thường, đó là những tập quán cách tính giá trị hoặc cách thức thanh toán của họ sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, tập quán đó phải phủ hộ hồi giáo.
Sử dụng các thủ thuật pháp lí để loại định đã lạc hậu
     Ví dụ khác là chế độ đa thê – chế định nổi tiếng trong luật gia đình Hồi giáo, theo đó người đàn ông có quyền một lúc lấy nhiều vợ. Chế độ đa thê hiện nay đã bị cấm ở một số nước Hồi giáo mà không phạm Shariah bởi luật Hồi giáo không quy định chế độ đa thê là bắt buộc mà chỉ với điều kiện người chồng đối xử công bằng với tất cả các bà vợ – điều mà không người đàn ông nào có thể thực hiện được. Ngoài ra, luật Hồi giáo cho phép người đàn ông khi bắt đầu cuộc hôn nhân đầu tiên tuyên bố từ bỏ quyền lấy vợ tiếp.
     Khi xem xét kĩ ta có thể thấy một số truyền thống gia đình Hồi giáo có vai trò khác và chức năng khác với quan điểm của các luật gia phương Tây, ví dụ như truyền thống “mua cô dâu”. Theo quy định của pháp luật Hồi giáo, hôn nhân được coi là dựa trên cơ sở hợp đồng nhưng không phải giữa cặp vợ chồng tương lai mà giữa chú rể với người đàn ông thân thiết nhất (thường là bố cô dâu) theo đó chú rể đồng ý trả khoản tiền nhất định để “mua cô dâu”. Giá cả có thể tính bằng tiền hoặc hiện vật quy đổi, thưởng là rất cao nhưng trên thực tế khoản tiền đó không phải thanh toán vì đó chính là hồi môn cho cô dâu. Pháp luật Hồi giáo không thừa nhận hình thức sở hữu chung nên khi li dị người vợ có quyền mang toàn bộ của hồi môn theo nghĩa là lúc đó chú rể mới phải trả tiền (tiền đảm bảo). Nếu thoạt nhìn, truyền thống “mua cô dâu” dường như coi phụ nữ là một loại hàng hoá để mua bán nhưng trên thực tế có mục đích đảm bảo kinh tế cho người vợ và thật sự vì lợi ích của người phụ nữ.
     Sự hiểu lầm tương tự xảy ra trong lĩnh vực luật hình sự. Một số hình phạt quyết liệt theo luật Hồi giáo như: ném đá đến chết người vợ ngoại tình thường đóng vai trò răn đe về đạo đức hơn là được sử dụng trên thực tế. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh được đề ra rất cao một cách có chủ đích để trên thực tê không thể thực hiện được: đòi hỏi phải có 4 người đàn ông tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội, nếu ai không có đủ bằng chứng mà buộc tội người khác sẽ bị phạt roi.
     Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi (quy định riba). Nhưng người ta có thể lẩn tránh điều cấm này bàng cách đưa cho chủ nợ hưởng một sản phẩm từ thu nhập – với danh nghĩa vật bảo đảm hoặc thoả thuận phân chia lợi nhuận, bán trả chậm theo cách nào đó. Mặt khác, cũng có thể quan niệm rằng việc cầm cho vay lãi chỉ liên quan đến thể nhân và thể nhân này là người có tội. Còn pháp nhân (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, công ty) có thể không bị ràng buộc bởi quy phạm này.
     Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho thuê đất. Nhưng người ta có thể giao kết hợp đồng sử dụng chung đất đai để thay thế hợp đồng cho thuê đất.
Áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có thâm quyền ban hành (các quyết định hành chính, các văn bản pháp luật của các bộ v.v.)       .
     Theo đạo Hồi, nhà vua không phải là ông chủ của pháp luật mà là đầy tớ của pháp luật. Do đó nhà vua không thể làm luật.
     Tuy nhiên, nhà vua phải quản lí đất nước nên luật Hồi giáo thừa nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà vua và những người có thẩm quyền ban hành. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bài giảng luật so sánh

0 nhận xét: