Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Có ý kiến cho ràng đặc điểm nổi bật nhất luật Hồi giáo tính chất lỗi thời của nhiều chế định,  thiếu nhất thống hoá. Ngoài ra, có thể thấy luật Hồi có những đặc điểm sau đây:
Khó có thể phân biệt giữa các quy định pháp luật và các quy định tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một. Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không cần điểu chỉnh bằng pháp luật. Chẳng hạn, luật Hồi giáo quy định tất cả phải trước khi cầu nguyện…Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân gia đình, thừa kí hình sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.

Một số đặc điểm của luật Hồi giáo

Khoa học pháp lí đạo Hồi (ficha) gốc rễ và giải thích bằng cách nào, từ những nguồn gì  xuất hiện tổng thể những quy tắc tạo ra Shariah. Ngoài ra nó nghiên cứu nội dung – những quyết định của toà án Shariah chứa đựng những quy phạm lật Hồi giáo, về cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của mình, luật lồi giáo khá đặc biệt so với các hệ thống pháp luật khác.
Quan niệm về hành vi pháp luật của luật Hồi giáo không giống như các hệ thống pháp luật khác. Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quan niệm rằng hành vi pháp luật bao gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được làm. Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại và đây là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo đức:
- Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm con cái, nghĩa vụ đóng thuế;
- Hành vi nên làm (recommandes) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đỡ người nghèo khó;
- Hành vi làm cũng được không làm cũng được ví dụ như tham dự các trò tiêu khiến có tính lành mạnh;
- Hành vi bị khiến trách (blamables) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong, phê phán những ai giao kết hợp đồng thương mại vào ngày thứ sáu trước buổi cần kinh buổi trưa. Mặc dù vậy, hợp tầng được kí kết vào sáng thứ sáu không bị mất hiệu lực và người giao kết hợp đồng cũng không phải chịu bất cứ chế tài nào.
- Hành vi cấm (interdites) ví dụ như giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp.
Chế định nghĩa vụ trong luật Hồi giáo rất phát triển. Dựa trên 7sở có hay khống sự chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng, nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng được chia làm hai nhóm:
- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng mua bán
- Nhóm nghĩa vụ không liên quan đến chuyển giao tài sàn bao gồm hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng uỷ thác.
Luật Hồi giáo đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít nhất hai người làm chứng.


0 nhận xét: