Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

    Những nhận xét sau đây về pháp luật truyền thống Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917:
-    Pháp luật Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917 thuộc về hệ thống pháp luật lục địa châu Âu. Pháp luật Nga từ thời xa xưa đã chịu ảnh hưởng của Luật Byzantin – luật của đế chế Đông La Mã. 

Nhận xét về pháp luật truyền thống Nga năm 1917

       Từ cuối thế ki XVII đến trước Cách mạng tháng Mười các cuộc cải cách pháp luật đều nhằm tiếp thu các tư tưởng pháp luật của các nước Tây Âu đặc biệt là Pháp và Đức. Quan điểm pháp luật được các luật gia tiếp cận ở các trưởng tổng hợp là quan điểm pháp luật La Mã – Đức. Cũng như các luật gia lục địa châu Âu, các luật gia Nga không coi pháp luật là sàn phẩm thực tiễn xét xử của toà án mà do học thuyết hoặc nhà lập pháp tạo ra.
-   Nga có truyền thống pháp luật yếu. Theo René David, so với các nước Tây Âu thì Nga có truyền thống pháp luật yếu hơn.
       Điều quan trọng không phải là sự lạc hậu về kĩ thuật pháp li hay là trình độ pháp điển hoá pháp luật mà là thói quen, nếp sống và thái độ đối với pháp luật do hoàn cảnh lịch sử tạo nên. Trong khi trên lục địa Châu Âu cũng như ở Anh, pháp luật được coi là sự bô sung tất yếu cho đạo đức và một trong những nền tảng của xã hội thì ở Nga không có được điều đó. Trong khi các trưởng đại học ở Tây Âu, trong đó có khoa luật ra đời rất sớm (Đại học Bologne thành lập năm 1080, Đại học Paris ra dời vào thế ki XII), nhở đó mà nghề luật cũng ra dởi rất sớm thì ở nước Nga, mãi đến giữa thế kỉ XVIII (năm 1755) trường đại học đầu tiên là Đại học Lômônôxốp mới ra đời, sau đó là Đại học Peterburg (1802). Vì vậy mãi đến nửa sau thế ki XIX ấn phẩm pháp lí đầu tiên mới xuất hiện, năm 1864 đoàn luật sư chuyên nghiệp mới được thành lập và chức năng của thẩm phán khi đó mới tách ra khỏi chức năng hành chính. Trước cuộc cải cách năm 1864, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa cảnh sát, toà án và hành chính. Pháp luật thành văn, chù yếu là luật hình sự và luật hành chính, luật tư (luật dân sự) không được sự quan tâm của xã hội. Luật tư chi là “pháp luật đô thị” được tạo ra cho các thương gia và tầng lớp tư sản.
      Đại đa số dân cư sống ở nông thôn và họ điều chỉnh các quan hệ dàn sụ theo các phong tục tập quán. Quyền sở hữu tài sản đối với họ chù yếu không phải là sở hữu tư nhân mà là sở hữu gia đình, sở hữu công xã. Hoạt động xét xử toà án đối với họ là công lí biểu hiện đa dạng toà án công xã do những thẩm phán nghiệp dư điêu khiên Toà án công xã thuộc Bộ nội vụ chủ không thuộc Bộ tư pháp.


0 nhận xét: