Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG Ở CÁC NƯỚC XHCN
Pháp luật truyền thống của nước Nga trước Cách mạng tháng Mưởi năm 1917
     Theo René David, nhà luật học so sánh nổi tiếng người Pháp, quá trình hình thành và phát triển pháp luật Nga trước Cách mạng tháng Mười có thể được chia làm 4 giai đoạn:

Pháp luật truyền thống ở các nước XHCN

Giai đoạn 1 – trước khi quân Nguyên-Mông đô hộ nước Nga (trước năm 1236).
      Cuối thể kỉ thứ IX (năm 862) một bộ tộc Bắc Âu (Les Varèques) dưới sự lãnh đạo của Riourik đã thiết lập nền thống trị lên nước Nga cổ Kiev (Russie de Kiev). Nước nga cổ Kiev tồn tại đến năm 1236 thì bị quân Nguyên-Mông đô hộ. Trong thời kì trước năm 1236 có một số sự kiện quan trọng đáng được lưu ý. Đó là vào năm 989, dưới thời Vladimir, đạo Thiên chúa được truyền vào nước Nga và vào dầu thế ki XI các tập quán Nga vùng Kiev được tập hợp biên soạn thành bộ luật gọi là “Rousskaia Pravda” (Sự thật Nga) được viết bàng tiếng Slavơ. Từ thế kì XI đến XIV, Bộ luật tập quán này được tái biên soạn và sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Đây là bộ luật tập quán điều chinh tổng hợp các loại quan hệ xã hội. Các tập quán trong Bộ luật này nhiều hay ít đã mô tả chi tiết một xã hội phát triển cao hơn xã hội của các bộ tộc Bắc Âu và các bộ tộc Giéc-manh (Đức) vào thời đại “các luật man di”. Bộ luật thành văn này thể hiện tính lãnh thổ chứ không phải tính bộ tộc, các quy định của nó thể hiện sự phôi thai của chế độ phong kiến ở nước Nga.
      Trong giai đoạn này ngoài tính chất tập quán của pháp luật, nước Nga còn chịu ảnh hưởng của Luật Byzantin (Đế chế Đông La Mã). Một số hiệp ước thương mại được kí kết với Byzantin thế ki XI, với Đức thế ki XII.
     Trong khi các nhà thở phương Tây sống theo luật La Mã thì các nhà thở ở Nga sống theo luật Byzantin, điều này thể hiện rõ trong các vàn bản về Luật dân sự và Luật giáo hội. Tại nước Nga cổ Kiev, Luật Byzantin được các nhà thở áp dụng trực tiếp trong lãnh địa của mình.
Giai đoạn thứ hai – dưới thời đô hộ của quân Nguyên- Mông (từ năm 1236 đến năm 1480).
     Trong 144 năm bị quân Nguyên-Mông đô hộ, nước Nga thông những bị tàn phá về kinh tế mà còn bị trì trệ về pháp luật. Vì Mông Cổ không phải là đất nước phát triển về pháp luật nên sự thống trị của Mông cổ không những không mang đến cho người Nga những tư duy pháp luật mới mà ngược lại còn làm cho nước Nga cách biệt với tư duy pháp luật mới của các nước nhương Tây khi mà các trưởng đại học Bologne ở Italia các trường đại học khác ở Tây Âu đã lần lượt ra đời vào các thế ki XI, XII, XIII và đóng góp vai trở quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp luật lục địa châu Âu.


1 nhận xét:

Unknown nói...

không thể tìm thấy giai đoạn 3 và 4 à bạn.. bạn sao up lên hết cho mình đọc thêm dc ko.. cảm ơn bạn nhìu