Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

     Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chi là một phần của Shariah. Luật Hồi giáo giống như luật giáo hội của nhà thở Thiên chúa giáo, là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo. Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo khác với luật Giáo hội ở chỗ luật Giáo hội không phải là hệ thống pháp luật đầy đủ, luật Giáo hội có nguồn gốc thần thánh – không phải do thượng đế đưa ra và luật Giáo hội có thể bị thay đổi.

Giới thiệu về Luật Hồi giáo

     Luật Hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Luật Hồi giáo xa lạ với cách tiếp cận lịch sử coi pháp luật như hiện tượng được sinh ra và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Luật Hồi giáo được coi là do thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, xã hội cần phải tuân theo luật của thượng đế chứ không phải ngược lại.
     Luật Hồi giáo thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải của nhà nước nên nó hướng tới điều chính hầu hết các lĩnh vực của đời sống chứ không chỉ đề cập những vấn dề mà nhà nước quan tâm. Bởi vậy, trong luật Hồi giáo chứa đựng cả các quy tắc quy định tín đồ phải tuân theo những điều răn nào, phải ăn chay như thế nào, phải thực hiện việc bố thí và phải đi hành hương thế nào. Mặc dù luật Hồi giáo không mang tính cưỡng chế nhưng thư hệ thống các quy tác xử sự, là “con đường của thượng đế” nó đồng thời cũng được bao trùm trong hệ thống các tập quán với học thuyết về nghĩa vụ – chì ra ý nghĩa tồn tại của tín đồ, cách thức thực hiện những nghĩa vụ tôn giáo và hứa hẹn ban thưởng bằng cuộc sống hạnh phúc trên thiên đường.
     Luật Hồi giáo bao gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là học thuyết tôn giáo với các giáo điều mà tín đồ phải tin. Bộ phận thứ hai là luật thần thánh quy định những gì mà tín đồ phải làm và không được làm. Theo Bergsstrasser, luật Hồi giáo là kết tinh của tinh thần Hồi giáo chính thống, là sự phản ánh rõ nét nhất của tư tưởng Hồi giáo, là mắt xích chính của Hồi giáo.
     Những người Hồi giáo thừa nhận rằng những quy tắc xử sự rút ra từ những thần khải của thượng đế không đủ rõ ràng để tiếp nhận, bởi vậy được bình giải và phát triển bởi những học giả được cộng đồng Hồi giáo thừa nhận. Tuy nhiên, theo học thuyết Hồi giáo chính thống, sự bình giải và phát triển của các học giả không nhằm sáng tạo ra những quy tắc xử sự mới mà có mục đích để làm sáng tỏ, để hiểu ý nghĩa của những quy tắc đã tồn tại sẵn.
    Luật Hồi giáo giới hạn những nghĩa vụ và quy định cụ thể nội dung các quyền cá nhân. Việc vi phạm các quyền và nghĩa vụ sẽ bị thẩm phán của toà án Hồi giáo áp dụng các biện pháp trừng phạt, về nguyên tắc, luật Hồi giáo chỉ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người Hồi giáo. Mối quan hệ của những người không phải Hồi giáo, sống ở gia đình Hồi giáo được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nhà nước.
     Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống pháp luật dưới ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc trực tiếp dẫn luật hồi giáo. Hệ thống pháp luật ở các quốc gia này tạo thành nhóm đặc biệt về để hiểu được nhóm luật này đời hởi những chức nhất định về hồi giáo và các nguồn của luật Hồi giáo.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giao trinh luat so sanh

0 nhận xét: