Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

     Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, công cuộc đại cải tổ pháp luật ở Nhật Bản đã được tiến hành. Cuộc cải tổ diễn ra do tinh thần dân chủ hoá của người Mỹ thúc đẩy, đúng hơn là do sự chủ động và sáng tạo của người Nhật, vì vậy kết quả là hệ thống pháp luật của Nhật sau cải tổ đã ít nhiều chịu anh hưởng từ hệ thống pháp luật Mỹ. Cuộc cải tổ đã cho ra đời Hiến pháp mới năm 1946 với sự trợ giúp của người Mỹ để thay thế Hiến pháp năm 1889; đã đổi mới tổ chức hành chính nhà nước, thẩm quyền quản lí nhà nước; đã đổi mới cả thủ tục tố tụng và hệ thống toà án của đất nước này. 

Nguồn gốc của hệ thống pháp luật của Nhật Bản

     Một số đạo luật thuộc mảng luật công đang có hiệu lực lúc đó đã được ban hành mới, tiếp thu kinh nghiệm của người Mỹ. Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự là những minh chứng điển hình cho xu thế này. Đây là những thành tố quan trọng của hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người ở Nhật Bản, đã được xây dựng và hoàn thiện theo mô hình pháp luật của Mỹ do quan hệ mật thiết giữa Nhật và Mỹ lúc bấy giờ.
     Có thể nói, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Mỹ đối với hệ thống pháp luật của Nhật Bản có những lúc ở vào thế cạnh tranh với sự ảnh hưởng đó  của Pháp và Đức trong quá khứ. Vì vậy, ngày nay khó có thể xác định một cách chính xác liệu cội nguồn  hệ  thống pháp luật Nhật Bản đến từ đâu, từ dòng họ civil law hay dòng họ common law. Có lẽ, sẽ không phải là vô căn cứ nếu cho rằng hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật: common law và civil law.
     Bất kể những biến chuyển của hệ thống pháp luật, xã hội Nhật Bản vẫn khác xa xã hội phương Tây. Những thói quen và nếp tư duy cũ vẫn tiếp tục tồn tại trong đại bộ phận dân cư Nhật Bản, thậm chí trong tầng lớp dân thành thị, trong giai cấp công nhân và tiểu thương. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được phát triển nhờ vào giới doanh gia chiếm số ít trong xã hội chứ không phải do giai cấp nông dân và công nhân chiếm số đông. Đại đa số người Nhật, cho tới nay, vẫn chưa nhận thức được rằng họ được làm chủ vận mệnh của mình, vẫn không thích tham gia vào các các lĩnh vực hoạt động công quyền (public affairs) và có xu hướng thích giao phó những công việc đó cho thiểu số người có quyền lực trong xã hội. Quan điểm phổ biến đó của người Nhật đã làm cho các cơ quan nhà nước có xu hướng tùy tiện hơn trong việc thực thi chức năng của mình. Vi dụ: trái với các thẩm phán của các nước phương Tây, giới thẩm phán Nhật Bản rất tiết kiệm lí lẽ khi viết án vì họ cho rằng không cần thiết phải lập luận, biện minh cho phán quyết mà họ đưa ra khi kết thúc công việc xét xử; quyền giám sát tư pháp của Toà án tối cao của Nhật về tính hợp hiến của các văn bản pháp luật, mặc dù là quyền hiến định,  chỉ được thực thi một cách hết sức cần trọng với lí do ngại động chạm tới những vấn đề chính trị nhạy cảm.. Hơn nữa,  người Nhật còn có thói quen, thậm chí có thể nói là văn hoá, né tránh kiện tụng vì cho rằng sự xuất hiện trước toà, ngay cả trong các vụ việc dân sự, cũng làm ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ. Vì vậy, những công dân tốt có xu hướng tránh xa pháp luật, coi pháp luật là cái g dỏ gắn kết với hình phạt, với nhà tù, với sự ô danh… và là cái mà họ không mong muốn phải động chạm tới. Trên thực tế, họ có xu hướng lựa chọn cách giải quyết những khúc mắc của mình bằng con đường hoà giải hơn là bằng con đường tranh tụng tại toà.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bai giang luat so sanh

      Nhật Bản ngày nay là một trong những nước hiện đại hoá và công nghiệp hoá hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử, Nhật Bản đã duy trì chính sách tự cô lập trong vài thế ki, vì vậy, cho tới giữa thế ki XIX, đất nước này vẫn hầu như không có mối liên hệ nào với thế giới phương Tây.
      Từ thế kỉ thứ V, Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, khởi đầu là chữ viết, rồi đến tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật và cả pháp luật. Những đạo luật đầu tiên được ban hành ở Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, vì vậy có rất nhiều điểm tương đồng với các đạo luật triều nhà Đường ở Trung Quốc (từ năm 618 – 907). Thậm chí người Nhật còn tổ chức lại Nhà nước theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Quốc.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Nhật Bản

     Trong giai đoạn từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã duy trì chính sách bế quan tỏa cảng, nội bất xuất, ngoại bất nhập, tuy nhiên chính sách này không áp dụng đối với Trung Quốc (quốc gia vốn đã có quan hệ thương mại lâu đời với Nhật Bản) và Hà Lan. Riêng đối với người Hà Lan, trong trạng thái cành giác cao độ, Chính phủ Nhật Bản chỉ cho phép họ ra, vào một vài hải cảng với mục đích duy nhất là thương mại.
     Tuy nhiên, sau đó, nhu cầu học hỏi văn minh phương Tây đã làm người Nhật nới lỏng chính sách cấm du nhập văn hoá phương Tây vào trong nước. Vì vậy, tới đầu thế kỉ XVIII, sách báo và công nghệ phương Tây đã đóng vai trò đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hoá ở Nhật Bản. Sang đến thế ki XIX, chính sách tự cô lập của Nhật Bản đã không thể tiếp tục duy trì và Nhật Bản buộc phải kí những hiệp ước bất bình đẳng với một số cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Hà Lan, theo đó Nhật Bản phải từ bỏ quyền đánh thuế nhập khẩu, phải cho phép người nước ngoài định cư ở những thành phố nhất định để tự do buôn bán và cho phép các nước nói trên đặt lãnh sự quán ở Nhật Bản…
      Thời Minh Trị, cơ cấu cổ xưa của xã hội Nhật Bản đã biến mất do sự tái thiết một cách hoàn toàn xã hội Nhật Bản: nhà nước dân chủ phương Tây đã được thiết lập thay thế cho nhà nước phong kiến trước đây và sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng đã đặt Nhật Bản vào vị trí hàng đầu của các quốc gia thương mại trên thế giới. Tư tưởng pháp lí, văn bản pháp luật và dường như toàn bộ xã hội Nhật Bản trong giai đoạn này đã bị Âu hoá. Để hiện đại hoá pháp luật, người Nhật cho rằng việc pháp điển hoá và ban hành hàng loạt bộ luật sẽ dễ dàng gặt hái thành công hơn là việc quay sang tiếp nhận common law. Vì vậy, từ cuối thập kỉ thứ 6 của thế kỉ thứ XIX, các bộ luật của Pháp và Đức và một số cường quốc ở châu Âu đã được biên dịch ở Nhật Bản. Các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật đều được soạn thảo dựa trên khuôn mẫu của Pháp; Bộ luật dân sự, luật tố tụng dân sự và luật tổ chức hệ thống toà án của Nhật được ban hành dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Âu trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất từ luật của Đức… Nói cách khác, hệ thống pháp luật của các nước phương Tây đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn này.


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

     Arập Xêút là vùng đất khai sinh ra đạo Hồi, nơi có các thánh địa Mecca và Medina. Đạo Hồi ở đây được thiết lập một cách vững chắc với sự cai trị của một nhà nước dựa trên cơ sở diễn giải leo từng chữ kinh Koran và luật Shariah. Dưới sự chi phối của ở, kịch, phim ảnh, rượu và sự chung đụng quá mức giữa hai giới bị cấm. Arập Xêút đang phấn đấu để vừa trở thành quốc gia hiện đại đồng thời lại vừa là nước Hồi giáo bảo thủ. Hệ thống pháp luật Arập Xêút hoàn toàn dựa trên luật Hồi giáo và gồm ba bộ phận: bộ phận thứ nhất là luật Hồi giáo không được pháp điển trả theo học thuyết Hồi giáo truyền thống, bộ phận thứ hai là luật hành văn thể chế hoá những quy định của luật Hồi giáo, bộ phận thứ ba là các văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề mà luật hồi giáo không điều chỉnh.

Cấu trúc và nguồn pháp luật ở một số quốc gia Hồi giáo

     Iran vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước là ví dụ điển hình và sự phục hưng Hồi giáo. Cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo là Ayatollah Khomeini đã lật đổ quốc vương Muhammad vào năm 197, nước “Cộng hoà Hồi giáo” được thành lập, sau đó Shariah trở thành chuẩn mực và các giáo sĩ như homeini giữ một vai trò quyết định.
     Hệ thống pháp luật Iran mang tính hỗn hợp, vừa chịu ảnh hưởng của luật Hồi giáo vừa chịu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lục địa. Iran là một trong số ít các nước Hồi giáo không bị thuộc địa hoá một cách trực tiếp. Quá trình “phương Tây hoá” ở Iran bắt đầu từ năm 1906 khi thông qua hiến pháp dựa trên hình mẫu của Pháp và  của Bỉ. Sau cải cách những năm 1920-1930, lĩnh vực ảnh hưởng của luật Hồi giáo ở Iran bị thu hẹp lại, học thuyết pháp lí Hồi giáo chỉ có tác động đến các quy định về thân nhân. Sau Cách mạng nhân dân năm 1971, ở Iran diễn ra quá trình Hồi giáo hoá toàn bộ hệ thống pháp luật.
     Hiến pháp Iran ban hành năm 1979 và được sửa đổi năm 1989 khẳng định tất cả các văn bản pháp luật đều phải tuân theo Shariah. Các văn bản pháp luật theo hình mẫu phương Tây bị sửa đổi theo các quy định của đạo Hồi. Pháp luật dân sự của Iran mang tính hỗn hợp, vấn đề thân nhân hôn nhân gia đình và thừa kế được điều chỉnh bằng luật Hồi giáo, các chế định còn lại chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật châu Âu lục địa – cơ bản là theo hình mẫu Pháp. Bộ luật dân sự Iran gồm ba quyển và được thông qua năm 1929 (Quyển I), 1934 (Quyển II), 1935 (Quyển III).
     Bộ luật hình sự Iran được thông qua năm 1926, cơ bản dựa trên Bộ luật dân sự Pháp năm 1810 trong đó ghi nhận những hành vi bị coi là phạm tội theo luật Hồi giáo sẽ chịu chế tài theo luật Hồi giáo. Trong những năm 80 của thế kì XX diễn ra cải cách pháp luật hình sự Iran và năm 1988 Bộ luật hình sự mới được thông qua với việc tiếp nhận các chế tài theo luật Hồi giáo cho ba loại tội phạm theo Shariah.
     Đến đầu thế ki XX, luật Hồi giáo giữ vị trí thống trị ở Afghanistan. Năm 1928, Afghanistan tuyên bố hiệu lực của Shariah trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Năm 1976, thông qua Bộ luật dân sự về cơ bản giống với Bộ luật của Ai Cập, Angieri, Xiri, Iraq nhưng có điểm khác là nó điều lĩnh các quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế. Điều 1 Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không điều chỉnh, thẩm vấn áp dụng luật Hồi giáo.
     Luật hình sự của Afghanistan hoàn toàn dựa trên Shariah, tất  cả các văn bản đều phải dựa trên Shariah một cách nghiêm ngặt, bộ luật hình sự thông qua năm 1976 chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự châu Âu lục địa với sự khác biệt là trong đó đưa ra khả năng áp dụng các hình phạt theo luật Hồi giáo (Điều 1) với cac tội như giết người, cướp, sử dụng đồ uống có cồn, ăn trộm…
     Trong số các nước Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kì là một trường hợp đặc biệt. Thổ Nhĩ Kì không phải là nước Ả rập và có mối liên hệ lặt chẽ về kinh tế và chính trị với Tây Âu. Cách mạng Kemalist ím 1926 tạo thuận lợi cho Thổ Nhĩ Ki tiếp nhận Bộ luật dân sự Thụy Sĩ. Luật về nhân thân, gia đình, thừa kế của nước này theo hình mẫu phương Tây. Pháp luật Thổ Nhĩ Kì không chấp nhận chế độ đa thê, quyền đơn phương bỏ rơi vợ của người chồng hoặc việc phân chia tài sản thừa kế không công bằng giữa con trai và con gái. Khó có thể nói rằng ở các nước Hồi giáo diễn ra cuộc cải cách pháp luật theo hướng phương Tây hoá. Hiện tại chưa có nước Hồi giáo nào mạnh dạn đi theo hình mẫu của Thổ Nhĩ Kì.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: giao trinh luat so sanh