Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

      Trong quá trình xét xử, các đương sự có quyền gửi nhiều đề suất tới toà để sớm kết thúc phiên toà – trước khi yêu cầu thẩm hán hoặc bồi thẩm xem xét lần cuối. Những đề xuất này nhàm thuyết phục thẩm phán, bằng lí lẽ pháp lí và có thể kèm theo hứng cứ rằng đối phương của mình không có cơ hội thắng kiện vì vậy sẽ là vô nghĩa nếu tiếp tục xét xử.
      Bản đề xuất cũng có thể in ra để yêu cầu toà xét xử rút gọn hoặc nhằm bãi bỏ một phán quyết trái luật hoặc đi ngược lại chứng cứ của bồi thẩm hoặc để thuyết phục thẩm phán ràng phán quyết nên được sửa đổi và vụ việc cần được xét xử lại.

sự phân biệt giữa nguyên tắc tố tụng hình sự hiện định

     Kể từ khi đệ đơn lên toà cho tới trước khi toà ra phán quyết, nguyên đơn có thể rút đơn kiện bất cứ lúc nào để kết thúc vụ kiện hoặc bị đơn có thể đồng ý giải quyết bằng một quyết định đàm phán và nguyên đơn sẽ rút đơn kiện để giải quyết bằng đàm phán.
    Ở Mỹ, có sự phân biệt giữa nguyên tắc tố tụng hình sự hiện định (tạo cơ sở pháp lí cơ bản nhằm bảo vệ người bị buộc tội: Quyền thuê luật sư biện hộ, quyền được xét xử với sự có mặt của bồi thấm đoàn…) và quy tẳc tố tụng hình sự (được ban hành để điều chỉnh hoạt động xét xử trong thực tiễn). Quy tắc tố tụng hình sự có thể cung cấp sự bào vệ lớn hơn cho bị cáo so với sự bảo vệ theo nguyên tắc tố tụng hiến định nhưng không được phép thu hẹp hơn sự bảo vệ đó so với sự bảo vệ theo nguyên tắc tố tụng hiến định.
     Theo Hiến pháp Mỹ, Chính phủ Liên bang và bang đều không có quyền tước đoạt cuộc sống, tự do hoặc tài sản của bất cứ ai nếu người đó chưa được xét xử theo thủ tục tổ tụng luật định (due process of law). Quy định này của Hiến pháp, mặc dù đề cập quyền công dân và quyền tài sản, tức động chạm tới luật nội dung nhưng trên thực tế, quy định này lại thưởng được viện dẫn dưới khía cạnh luật tố tụng chứ không phải luật nội dung và thiên về tố tụng hình sự hơn là tố tụng dân sự.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tai lieu luat so sanh

0 nhận xét: