Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

     Pháp luật thành văn ở Nga không phải là kết quả của sự phát triển văn hoá của nhân dân, không thể hiện ý thức và truyền thống ùa nhân dân như những nước châu Âu khác mà phản ánh ý chí độc đoán của lãnh chúa và đặc quyền của tư sản. Lãnh chúa đứng lên pháp luật, ý chí của lãnh chúa là pháp luật. Các luật gia là đầy tớ của Sa Hoàng và Nhà nước chứ chưa phải là đầy tớ của pháp luật. 

Pháp luật thành văn ở Nga

      Đối với Sa Hoàng thì có thể áp dụng câu ngạn ngữ la tinh “Princeps legibus solutus est” (The emperor is not bound y statutes) nghĩa là pháp luật không bắt buộc hoàng đế. Trong khi các nước phương Tây quan niệm “Ubi societas ibi jus” (ở đâu ) xã hội, ở đó có pháp luật) thì cũng như Thánh Augustin, Lev onstoi – nhà văn Nga vĩ đại, mong muốn pháp luật bị tiêu vong vì tạo ra một xã hội trên cơ sở lòng kính chúa và tình yêu thương, rên phương diện này, lí tưởng Mác-xit về xã hội tương lai không j nhà nước và pháp luật đã tìm thấy trong những luân lí đạo đức tôn giáo của nhân dân Nga.
  Pháp luật truyền thống của các nước XHCN khác ở Đông Âu
      Cũng như nước Nga, các nước XHCN khác ở Đông Âu đều thuộc hệ thống pháp luật La Mã – Đức. Những nước này có thê chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các nước Balan, Tiệp Khắc, Hungari, Goatia, Slovenia. Những nước này có hệ thống pháp luật phát triển song hành với pháp luật của Đức, Áo, Pháp. Những điều trên tác động lên pháp luật của những nước này cũng giống cácnước Tây Âu. Họ có truyền thống pháp luật vững bền. Pháp luật được xem xét như một trong những nền tảng xã hội. Đạo luật gia đông đảo đóng vai trở quan trọng trong việc thiết lập trật tự xã hội nên được xã hội kính trọng.
- Nhóm thứ hai bao gồm các nước vùng Bancan như Albania, Bungary, Rumani, Serby. Cũng như nước Nga, những nước này đều chịu ảnh hưởng của Byzantin. Sự xâm lược và đô hộ của Thổ Nhĩ Ki lên những nước này còn có hậu quả nặng nề hơn sự đô hộ của quân Nguyên-Mông đối với nước Nga, vì nó kéo dài đến hết thế kỉ XIX, sang cả một phần thế ki XX. Cũng giống như nước Nga, ở những nước này trong quá khứ pháp luật không có ý nghĩa đáng kể trong ý thức dân tộc. Tuy vậy, vẫn có sự khác nhau với nước Nga, ở chỗ là nước Nga tự mình giải phóng khỏi ách đô hộ của Nguyên-Mông và lập tức thiết lập nên nhà nước rộng lớn và độc lập với vai trở kế thừa Byzantin. Còn các nước vùng Bancan phải nhở sự giúp đỡ từ bên ngoài mới giành được độc lập. Đe khắc phục sự lạc hậu do sự đô hộ của Thổ Nhĩ Kì để lại, các nước này đã nhanh chóng tiếp thu nền văn hoá trong đó có văn hoá pháp luật của các nước Tây Âu và Trung Âu.
(Còn tiếp)

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu luật so sánh

0 nhận xét: