Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

     Bước sang thế kỉ XVI, cùng với việc các nước châu Âu liên, minh chống lại đế chế Ottoman, sự phát triển của thế giới Hồi giáo dường như bắt đầu trì trệ. Thế giới Hồi giáo trở thành đối tượng để khống chế hay thành mục tiêu của các cuộc xâm lược thực dân của các nước châu Âu. Đến thế kỉ XIX thì hầu hết các quốc gia Hồi giáo đều nằm trong vòng ảnh hưởng của châu Âu hay trực tiếp bị cai trị như các thuộc địa.

Sự hình thành và phát triển của luật Hồi giáo

     Trong các xã hội Hồi giáo không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật pháp. Điều đó có nguồn gốc ngay từ lịch sử hình thành của Hồi giáo. Kinh Koran chứa đựng rất nhiều các luật lệ và quy định áp dụng cho xã hội Hồi giáo chính một phần là do Mohammed khải thị khi ông đang củng cố và phát triển cộng đồng tín đồ Hồi giáo tại Medina, ở đó ông không chỉ là lãnh tụ tôn giáo mà còn là thủ lĩnh chính trị và nhà lập pháp.
     Những khải thị trong kinh Koran thời kì Medina rõ ràng là đề đáp ứng cho những yêu cầu về tổ chức xã hội và chính quyền của nhà tiên tri ở đây, bất kể đó có phải là sự mách bảo của Thượng đế cho những vấn đề của ông hay không. Cũng vì thế mà kinh Koran, có thể nói, đã cung cấp bộ khung luật pháp cho việc tổ chức chính quyền chính trị và xác định các bổn phận, nghĩa vụ. Đồng thời, qua đó nó cũng xác định mô hình tổng quát về một nhà nước chính trị đã được thượng đế phê chuẩn. Tất nhiên là những vấn đề của nhà nước chính trị thời Mohammed là rất khác so với những thời kì sau đó nhưng việc diễn giải từ cái mô hình tổng quát đó để đi đến các phán quyết áp dụng cho những tinh huống chính trị cụ thể của mỗi thời đại là công việc của các giáo sĩ và học giả Hồi giáo.
     Vai trò lãnh tụ tôn giáo của Mohammed gán liền với vai trò là thủ lĩnh chính trị của ông. Ông không chỉ tồ chức cộng đồng tôn giáo mà còn tổ chức xã hội với chính quyền của nó. Vì thế giáo lí của ông cũng phục vụ cho mục tiêu chính trị như là phẩn không thể tách rời của tôn giáo này. Và vì ông là thủ lĩnh tôn giáo nên đồng thời ông cũng là thủ lĩnh chính trị. Như vậy là do đặc điểm hình thành của nó mà đạo Hồi, ngay từ khi mới xuất hiện, đã thể hiện không chi là tôn giáo mà còn là thể chế xã hội và chính quyền.
     Ở Medina, mỗi khi có vấn đề gì nảy sinh, về giáo sự hay về chính trị, xã hội mà các tín đồ thấy cần phải hỏi ý kiến của vị tiên tri thì họ chờ đợi ông sẽ nhận được thần khải từ thượng để để chỉ đường cho họ. Những “chi dẫn” sau đó sẽ được đưa vào kinh Koran, vì đó là “giáo huấn của thượng đế”. Cũng chính vì thế mà kinh Koran trở thành nguồn gốc quan trọng nhất của luật Hồi giáo. Trong trường hợp tiên tri không nhận được thần khải từ thượng đế để giải đáp cho những vấn đề đó thì các tín đồ được phép tự do phát biểu các ý kiến cá nhân, cùng nhau thảo luận dựa trên những nguyên tắc được nêu trong các khải thị trước đó để đưa ra quyết định. Đó chính là nguồn gốc của sunnah, là tập quán bàn bạc và thỏa thuận để đi đến ijma hay là sự nhất trí trong cộng đồng. Những phán quyết này sau đỏ sẽ trở thành một phần nguồn của luật Hồi giáo.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tai lieu luat so sanh

0 nhận xét: