Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

     Mỗi khu vực có từ sáu đến hai mươi thẩm phán và tổng số thẩm phán trên toàn bộ các khu vực là 180 người. Thông thưởng mỗi phiên toà có ba thẩm phán tham dự; thỉnh thoảng, toà án kinh lí phúc thẩm liên bang tổ chức phiên toà với toàn bộ thẩm phán của toà tham dự.

Toà án tối cao Liên bang

Toà án tối cao Liên bang
     Khác với hệ thống toà án của Anh, nơi cái được gọi là “Toà án tối cao” thực chất lại không phải là toà án cao nhất trong hệ thống toà án. Ở Mỹ, Toà án tối cao Liên bang là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống toà án Liên bang và là toà án thực sự rất có quyền lực. Toà có chín thẩm phán (trong đó có một chánh án), do tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng nghị viện. Toà án tối cao có quyền tùy ý trong việc thụ lý hồ sơ khiếu kiện với một vài ngoại lệ: Toà chỉ xét xử những vụ việc mà Toà muốn xử; Toà có toàn quyền quyết định tiếp nhận giải quyết đơn kháng cáo, khảng nghị nếu cảm thấy đó là vụ việc quan trọng hoặc vì mâu thuẫn nào đó trong các phán quyết của toà án kinh lí phúc thẩm hoặc vì một vài lí do nào đó. Khi thụ lí hoặc khi từ chối giải quyết vụ việc, Toà không phải đưa ra lí do. Khi Toà án tối cao đã quyết định chấp nhận đơn kháng cáo, Toà sẽ phát hành lệnh yêu cầu toà án cấp dưới đệ trình bản sao có xác nhận của hồ sơ vụ việc đế tiến hành xét xử phúc thẩm.
     Chức năng của Toà án tối cao khá phức tạp vì ngoài chức năng xét xử của cấp phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống toà án Mỹ, Toà còn có quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và các hành vi của Chính phủ. Cấp xét xử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống toà án của Anh không có quyền năng này. Đây là quyền năng quan trọng của Toà nhằm bảo vệ quyền con người ở Mỹ vì quyền năng này nhằm đảm bảo ý nguyện của toàn thể nhân dân Mỹ, như được quy định trong Hiến pháp, được đặt lên trên ý nguyện của cơ quan lập pháp, nơi ban hành những văn bản pháp luật (ý nguyện của cơ quan lập pháp rất có thể chi là ý nguyện của một nhóm người) và đồng thời nhằm duy trì “sức sống” của Hiến pháp Mỹ với những điều khoản được xây dựng từ cuối thế kỉ XVIII nhưng vẫn được tiếp tục áp dụng đối với những tình huống mới nảy sinh và hết sức phức tạp trong thời đại ngày nay. Khi Toà án tối cao xem xét tính hợp hiến của văn bản pháp luật hay hành vi của Chính phủ, phán quyết của Toà hầu như là phán quyết cuối cùng. Những phán quyết loại này của Toà chi có thể bị sửa đổi bàng thủ tục sửa đổi hiến pháp nhưng hiếm khi được sử dụng hoặc bàng một phán quyết mới của Toà.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bài giảng luật so sánh

0 nhận xét: