Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

     Cắt đứt quan hệ giữa Nga với Napoleon đã ảnh hưởng đến cải cách này, làm cho nó thiếu tính triệt để. Kết quả của cải cách là sự ra đời Bộ luật 1832 (Svod Zakonov). Bộ luật có 15 tập, 42.000 điều. Hai phần ba các điều luật trong Bộ tày dành cho lĩnh vực công pháp. Đến nửa sau thế ki XIX cải cách pháp luật được tiến hành rộng rãi hơn. Alexandre (1855 – 1881) là Sa Hoàng duy nhất đã tạo ra động lực  quyết định những nỗ lực cải tổ đó. Alexandre đệ nhị đã tiến hành cuộc cải cách lớn từ năm 1855 đến năm 1864. Nội dung của lộc cải cách này bao gồm các vấn đề sau đây:

Cắt đứt quan hệ giữa Nga với Napoleon

-  Lần đầu tiên thành lập một số toà án độc lập với quyền lực chính trị và xây dựng một nền tổ tụng mô hình của Pháp, lấy nguyên tắc bình đẳng giữa mọi đối tượng trước pháp luật làm nền tảng.
-  Ban hành bộ luật hình sự mới trên dựa trên nguyên tắc dân chủ tư sản (1855).
-  Ban hành Luật cải cách ruộng đất năm 1855, luật này đã bãi bỏ chế độ nông nô, giải phóng nông nô,  trưng dụng đất của địa chủ giao cho các cộng đồng, phân bố cho nông dân nghèo và trả tiền đất cho chủ sở hữu, huy động từ kho bạc.   I
-  Thực hiện chính sách phân quyền trong  pháp lí hành chính địa phương. Đứng đầu các huyện là một đại hội các thành phố, làng xã và chủ đất trong huyện bầu lên.
Các chính sách cải cách của Alexandre đệ nhị đang được tiến hành mạnh mẽ thì bị ngưng lại do Nhà nước bị ám sát vào năm 1881.Tất cả các Sa Hoàng sau này theo đuổi chính sách bảo thủ, trì trệ, mặc dù công nghiệp đã phát triển vượt bậc kể từ năm 1890 và dân cư khu vực thị xã gia tăng nhanh chóng.
     Vào những năm đầu của thế kỉ XX, do công nhân và nông dân Nga bị bóc lột nặng nề và sống trong  tình trạng vô cùng khốn khổ, tuy nhiên cuộc sống của các tầng lớp quý tộc phong kiến và tư sản lại vô cùng xa hoa.
     Sa Hoàng và chính phủ Sa Hoàng không còn kiểm soát được xã hội. Cuộc cách mạng năm 1905 đã nỏ ra, công nhân đỉnh công ở khắp nơi, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin nồi loạn. Sa Hoàng Ni-cô-lai đệ nhị (1894 – 1917) đã buộc phải tiến hành một số cải cách:
-   Thiết lập nền quân chủ lập hiến theo mô hình của Phổ và năm 1905 thành lập Đuma – Cơ quan đại diện của dân chúng, do bầu cừ thành lập nên và có chức năng lập pháp.
-   Xây dựng dự thảo Bộ luật dân sự (1913) theo mô hình của Pháp và Đức, tuy nhiên dự thảo này đã không được thông qua.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bài giảng luật so sánh

0 nhận xét: