Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ
     Ngay từ giai đoạn khởi đẩu của quá trình: nội địa hóa của người Anh ở châu Mỹ, hệ thống pháp luật đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các lục địa ở châu Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của thực dân Anh Mỹ trong những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này hống chọi với thiên nhiên và sự tấn công của người da đỏ vì nhu cầu về toà án và luật sư hầu như không nảy sinh.

Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ

     Một vài thuộc địa của Anh ở Mỹ như Pennsylvania và Massachusetts đi dựng chế độ thần quyền trong đó mọi tranh chấp đều được quyết bởi các giáo sĩ cơ đốc giáo dựa trên kinh thánh chứ chưa cần dùng tới luật sư, thẩm phán và án lệ của Anh quốc. Từ đầu của thế kỉ XVII các thuộc địa này đã có xu hướng coi luật thành văn thể hiện ở hoạt động pháp điển hoá và bộ luật ởMassachusetts năm 1634 và Pennsylvania năm 82. Tuy nhiên, hoạt động pháp điển hoá này hoàn toàn không có liên hệ nào với kĩ thuật pháp điển hoá hiện đại.
     Bước sang thế ki XVIII, tình hình kinh tế xã hội của các thuộc địa của Anh ở Mỹ đã có những biến chuyển lên do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các thuộc địa này với nước ngoài và với nước mẹ Anh quốc đã tăng lên. Trước tình thế đó, chính trị thần quyền đã mất dần chỗ đứng ở các thuộc địa này, đồng thời một tầng lớp luật sư gồm những người đã từng tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật sư ở London từ trước khi di cư sang châu Mỹ đã bắt đầu hành nghề ở các thuộc địa mới này. Cùng với sự hiện diện và hoạt động của các luật sư Anh, sách luật từ Anh quốc cũng dần dần được sử dụng phổ biến ờ các thuộc địa, đặc biệt là cuốn “Bình luận về pháp luật Anh” của Blackstone.
     Chủ nghĩa đế quốc của Anh vào giữa thế ki XVIII đã dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ. Người phát ngôn của cả hai phía đều là các luật sư và có không dưới 25 luật sư trong số 56 người kí kết bản tuyên ngôn độc lập năm 1776. Sau khi giành được độc lập năm 1776, lí tưởng về nền cộng hoà và sự nhiệt tình đối với luật tự nhiên đã khuyến khích ý tưởng pháp điển hoá ở Mỹ. Trong suốt thòi gian chiến tranh với người Anh cho tới tận khi kết thúc chiến tranh năm 1781, đại diện của các nước Mỹ đã giành được độc lập đã cố gắng liên kết với nhau về mặt chính trị nhưng vẫn phải tới tận năm 1787 Công ước Philadenphia về lập hiến mới được kí kết với thành phần tham dự của quá nửa sổ thành viên là luật sư và đã đưa ra bản Hiến pháp Liên bang có hiệu lực. Hiến pháp năm 1789 đã thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì (the United States of America – gọi tắt là Mỹ) từ 13 thuộc địa của Hoàng gia Anh. Tới nay, Hiến pháp Mỹ vẫn còn tiếp tục có hiệu lực với một vài sửa đổi.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu luật so sánh

0 nhận xét: