Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

     Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, công cuộc đại cải tổ pháp luật ở Nhật Bản đã được tiến hành. Cuộc cải tổ diễn ra do tinh thần dân chủ hoá của người Mỹ thúc đẩy, đúng hơn là do sự chủ động và sáng tạo của người Nhật, vì vậy kết quả là hệ thống pháp luật của Nhật sau cải tổ đã ít nhiều chịu anh hưởng từ hệ thống pháp luật Mỹ. Cuộc cải tổ đã cho ra đời Hiến pháp mới năm 1946 với sự trợ giúp của người Mỹ để thay thế Hiến pháp năm 1889; đã đổi mới tổ chức hành chính nhà nước, thẩm quyền quản lí nhà nước; đã đổi mới cả thủ tục tố tụng và hệ thống toà án của đất nước này. 

Nguồn gốc của hệ thống pháp luật của Nhật Bản

     Một số đạo luật thuộc mảng luật công đang có hiệu lực lúc đó đã được ban hành mới, tiếp thu kinh nghiệm của người Mỹ. Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự là những minh chứng điển hình cho xu thế này. Đây là những thành tố quan trọng của hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người ở Nhật Bản, đã được xây dựng và hoàn thiện theo mô hình pháp luật của Mỹ do quan hệ mật thiết giữa Nhật và Mỹ lúc bấy giờ.
     Có thể nói, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Mỹ đối với hệ thống pháp luật của Nhật Bản có những lúc ở vào thế cạnh tranh với sự ảnh hưởng đó  của Pháp và Đức trong quá khứ. Vì vậy, ngày nay khó có thể xác định một cách chính xác liệu cội nguồn  hệ  thống pháp luật Nhật Bản đến từ đâu, từ dòng họ civil law hay dòng họ common law. Có lẽ, sẽ không phải là vô căn cứ nếu cho rằng hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật: common law và civil law.
     Bất kể những biến chuyển của hệ thống pháp luật, xã hội Nhật Bản vẫn khác xa xã hội phương Tây. Những thói quen và nếp tư duy cũ vẫn tiếp tục tồn tại trong đại bộ phận dân cư Nhật Bản, thậm chí trong tầng lớp dân thành thị, trong giai cấp công nhân và tiểu thương. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được phát triển nhờ vào giới doanh gia chiếm số ít trong xã hội chứ không phải do giai cấp nông dân và công nhân chiếm số đông. Đại đa số người Nhật, cho tới nay, vẫn chưa nhận thức được rằng họ được làm chủ vận mệnh của mình, vẫn không thích tham gia vào các các lĩnh vực hoạt động công quyền (public affairs) và có xu hướng thích giao phó những công việc đó cho thiểu số người có quyền lực trong xã hội. Quan điểm phổ biến đó của người Nhật đã làm cho các cơ quan nhà nước có xu hướng tùy tiện hơn trong việc thực thi chức năng của mình. Vi dụ: trái với các thẩm phán của các nước phương Tây, giới thẩm phán Nhật Bản rất tiết kiệm lí lẽ khi viết án vì họ cho rằng không cần thiết phải lập luận, biện minh cho phán quyết mà họ đưa ra khi kết thúc công việc xét xử; quyền giám sát tư pháp của Toà án tối cao của Nhật về tính hợp hiến của các văn bản pháp luật, mặc dù là quyền hiến định,  chỉ được thực thi một cách hết sức cần trọng với lí do ngại động chạm tới những vấn đề chính trị nhạy cảm.. Hơn nữa,  người Nhật còn có thói quen, thậm chí có thể nói là văn hoá, né tránh kiện tụng vì cho rằng sự xuất hiện trước toà, ngay cả trong các vụ việc dân sự, cũng làm ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ. Vì vậy, những công dân tốt có xu hướng tránh xa pháp luật, coi pháp luật là cái g dỏ gắn kết với hình phạt, với nhà tù, với sự ô danh… và là cái mà họ không mong muốn phải động chạm tới. Trên thực tế, họ có xu hướng lựa chọn cách giải quyết những khúc mắc của mình bằng con đường hoà giải hơn là bằng con đường tranh tụng tại toà.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bai giang luat so sanh

0 nhận xét: