Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
     Qias thực chất là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Bằng phương pháp này, các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lí trí của con người”. Qias được cộng đồng Hồi giáo tuân thủ nhờ dựa trên kinh Koran và Sunna. 
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội
>>> Thủ tục mua bán đất ở
Việc suy luận theo sự việc tương tự chi được xem như phương thức giải thích và áp dụng pháp luật do luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc uy tín.
     Khi cho phép suy luận tương tự, người ta chỉ tạo ra khả năng cho việc giải thích luật một cách hợp lí nhưng bằng cách đó không được tạo ra những quy phạm có tính chất nền tảng. Các luật gia Hồi giáo trong trường hợp này khác với các thẩm phán ở Anh khi sử dụng kĩ thuật ngoại lệ để tạo ra những quy phạm mới.

Nguồn của luật Hồi giáo – Qias

     Ví dụ của việc sử dụng Qias là Kinh Koran cấm uống rượu, Qias có thể suy luận theo cách: quy định này cũng đồng thời cấm sử dụng chất có cồn, cấm sử dụng chất ma tuý. Qias còn được sử dụng để xây dựng các quy định đối với các trường hợp chưa biết đến hoặc chưa từng tồn tại trước đó.
     Khởi đầu mỗi luật gia Hồi giáo nếu không tìm thấy hướng dẫn trong kinh Koran và Sunna có thể tự đưa ra quyết định theo bất kì vấn đề nào. Vì các luật gia thường ở cách xa nhau và các quyết định của họ dễ bị ảnh hưởng bởi cách sống, mức độ phát triển và phong tục ở xung quanh dẫn đến việc luật Hồi giáo có nguy cơ bị giằng xé bởi rất nhiều ý kiến, rất nhiều quyết định cho cùng một vấn đề. Học giả Hồi giáo nổi tiếng As Saphia đã đưa ra học thuyết “bốn gốc rễ” của luật Hồi giáo, nhờ đó các luật gia có phương pháp duy nhất và được công nhận thống nhất để giải thích luật. Nguyên tác này về mặt lịch sử giống như nguyên tắc của luật La Mã: communis opinio prudentium (ý kiến thống nhất của các học giả).
     Những người thuộc nhóm đạo Hồi không chính thống không chấp nhận Ijma và Qias là nguồn của luật Hồi giáo. Rõ ràng luật Hồi giáo hoàn toàn khác với các hệ thống pháp luật khác ở tiêu chí nguồn luật.
     Trong luật Hồi giáo, cả tập quán lẫn thực tiễn xét xử của toà án Hồi giáo không được coi là nguồn của luật. Những quán quyết của toà án Hồi giáo chỉ có tính chất luân lí và có thể bị xem xét lại để hoàn thiện, về hình thức, các luật gia Hồi giáo không coi tập quán là nguồn của luật nhưng có lúc dùng tập quán để bổ sung hoặc làm sáng tỏ một nguyên tắc hoặc quy phạm pháp lí nào đó.

0 nhận xét: