Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
     Gần một trăm năm đã trôi qua kể từ khi đế quốc Ottoman – đế chế Hồi giáo cuối cùng tan rã. Quãng thời gian đó đã mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo, diễn ra trên bình diện rất rộng, từ nền chính trị và các chính phủ cho đến cuộc sống riêng tư của các tín đồ. Một trăm năm trước, hầu hết thế giới Hồi giáo đều nằm dưới sự kiểm soát của các thế lực châu Âu.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở
     Theo thời gian, các nước Hồi giáo đã đứng lên chống lại ách thực dân và các cuộc kháng chiến này đã dẫn đến nền độc lập. Nhưng thay vì hình thành một hay hai nhà nước Hồi giáo rộng lớn như từng diễn ra trong quá khứ thì phong trào kháng chiến đã dẫn đến sự hình thành của hơn bốn mươi quốc gia riêng biệt. Những tình cảm thế tục về dân tộc và quốc gia cũng quan trọng không kém tình cảm tôn giáo trong phong trào đấu tranh vì nền độc lập và trong việc xác định biên giới của các quốc gia mới. Dầu vậy, tôn giáo vẫn là phần rất quan trọng trong những nước này và đạo Hồi vẫn là lực lượng mạnh mẽ trên thế giới.

Giới thiệu khái quát về các quốc gia Hồi giáo và luật hồi giáo

     Các nước Hồi giáo trên thế giới ngày nay có nhiều kiểu chính phủ khác nhau, có các vương quốc quân chủ, quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà, chế độ dân chủ và có cả các nền độc tài. Trong một số nước như Arập Xê út và Iran, những luật lệ và tập quán Hồi giáo truyền thống được các chính phủ tuân thủ nghiêm ngặt. Ở các nước khác, như Thổ Nhĩ Kì, Albania hay Algeri thì giữa tôn giáo với nhà nước có sự tách biệt. Các nước Hồi giáo còn khác nhau theo nhiều phương diện khác nữa. Ở một số nước, phụ nữ cho đến giờ vẫn chưa có quyền bầu cử. Trong khi đó ở Pakistan, một quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn thứ hai trên thế giới thì một phụ nữ được bầu làm thủ tướng – chức vụ quyền thế nhất trong nước. Một số quốc gia Hồi giáo rất giàu có, như những nước vùng vịnh Ba Tư, nơi có nhiều dầu mỏ nhưng một số nước khác lại rất nghèo, như trường hợp Banglades và hầu hết các nước Tây Phi. Nhưng dù những nước Hồi giáo ngày nay có những sự khác biệt chia rẽ họ với nhau thì giữa họ vẫn có chung di sản và sự ràng buộc mạnh mẽ qua tôn giáo của mình.
     Sau Chiến tranh thế giới thứ II, một số quốc gia Ả rập và một số quốc gia không nằm trong thế giới Ả rập chính thức được gọi là các quốc gia Hồi giáo. Nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất là Indonesia với hơn một trăm triệu người. Những nước có tín đồ Hồi giáo chiếm đại đa số ưong dân cư là các nước Arập, Trung Á, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập, các nước Bắc Phi…
     Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc của Hồi giáo, tiếp tục tuyên bố trong những đạo luật và hiến pháp về sự gắn bó với những nguyên tắc của Hồi giáo. Việc tuân thủ các nguyên tắc đó được tuyên bố trong hiến pháp của Marocco, Tunice, Angiery, Iran, Pakistan. Bộ luật dân sự Ai Cập (1948), Bộ luật dân sự Iraq (1951), Bộ luật dân sự Angiery (1975) quy định các thẩm phán tuân theo các nguyên tắc của Hồi giáo khi pháp luật có những khoảng trống. Tuy nhiên, hầu như không quốc gia nào chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của luật Hồi giáo. Ở các nước Hồi giáo, luật Hồi giáo vẫn được giữ nguyên nhưng Nhà nước đã tiến hành những cải cách đáng kể trong luật thành văn. Việc bên cạnh luật Hồi giáo còn hệ thống pháp luật thực định của quốc gia không gây tranh cãi gì vì đạo Hồi công nhận rằng về lí thuyết nhà nước được trao thẩm quyền điều chỉnh cuộc sống bên ngoài cộng đồng Hồi giáo.
     Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các truyền thống pháp luật khác, từ thế kỉ XIX đến nay, ở nhiều quốc gia Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển:
- Phương Tây hoá pháp luật;
- Pháp điển hoá pháp luật;
- Loại bỏ dần các quy định lạc hậu.
     Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay, nhiều quốc gia Hồi giáo dã xây dựng hệ thống pháp luật nước mình thành hệ thống pháp luật hỗn hợp.
     Pháp luật thực định của các nước Hồi giáo thể hiện các đặc trưng sau đây:
- Pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều của các nước phương Tây, đặc biệt là của Anh và Pháp, những quốc gia đã từng thuộc địa hoá các nước Hồi giáo;
- Pháp luật chịu ảnh hưởng của đạo Hồi, nhất là các quốc gia coi đạo Hồi là quốc giáo như Iran, Afghanistan. Nhiều giáo điều của đạo Hồi được thể chế hoá trong luật thực định;
- Pháp luật cho phép các công dân, nhất là công dân Hồi giáo, chỉ đứng trước tranh chấp, lựa chọn hoặc luật Hồi giáo hoặc luật hực định của quốc gia. Chính vì vậy, trong các nước Hồi giáo, bên cạnh toà án nhà nước còn có toà án của đạo Hồi (Toà Shariah).

0 nhận xét: