Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
     Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhờ sự tăng trưởng với tốc độ cao của ngành công nghiệp và dịch vụ.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở
    Thực tế, trong thời gian đầu sau cải cách và mở cửa, phần lớn sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc được đóng góp bởi các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ trình độ thấp và theo hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu năm 1980 không tới 50% nhưng năm 2008 đã tăng lên gần 95%. 

Cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

     Theo thời gian, Trung Quốc đã từng bước leo lên những nấc thang công nghệ cao hơn và có sự đổi mới mạnh hơn trong một số ngành cụ thể như ngành điện tử và công nghệ sinh học. Hàng công nghiệp xuất khẩu từ chỗ chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như hàng may mặc, giày dép, sản xuất chơi… đã dần được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc dùng cho văn phòng và thiết bị viễn thông. Ngoài ra, xuất khẩu thép và xe hơi cũng tăng nhanh. Hiện nay, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc.
     Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh, tế đất nước. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch v.v… đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập và mở cửa. Trong giai đoạn 1978-1997, nhịp độ tăng trưởng bình quân của du lịch là 20%. Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 8 trên thế giới về du lịch với thu nhập là 12,1 tỷ USD năm 1997. Thị trường vốn ở Trung Quốc cũng có những chuyển biến tích cực. Các ngân hàng chuyên doanh, các tổ chức kinh doanh hảo hiểm, uỷ thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài đã được hình thành. Năm 1998, bên cạnh 7 ngân hàng quốc hữu, 3 ngân hàng chính sách, Trung Quốc còn có gần 100 ngân hàng cổ phần, 170 ngân hàng nước ngoài, 239 công ty đầu tư tín dụng, 100 công ty chứng khoán. Các dịch vụ về khoa học – kỹ thuật cũng được chú trọng phát triển và có những đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới cồng nghệ, nâng cấp hiện đại hóa công nghiệp. Trung Quốc cũng chú ý xuất khẩu kỹ thuật ra nước ngoài, từ năm 1979 đến 1987, Trung Quốc đã xuất 200 hạng mục kỹ thuật với giá trị 220 triệu USD. Dịch vụ xuất khẩu lao động cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập quốc dân của Trung Quốc. Tính đến năm 1988, Trung Quốc đã xuất khẩu lao động tới 117 nước và khu vực, thu về 10,3 tỷ USD.
     Năm 2010, ngành nông nghiệp đóng góp 10,9% GDP, công nghiệp 48,6% và dịch vụ là 40,5%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 chỉ còn 39,5% trong tổng số 812,7 triệu lao dộng làm việc trong khu vực nông nghiệp, còn 27,2% làm việc trong khu vực công nghiệp và 33,3% trong khu vực dịch vụ.
     Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa. Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và những định hướng đúng đắn về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng mở cửa hội nhập.
      Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch. Tỷ họng của bộ phận kinh tế quốc hữu có xu hướng giảm xuống trong khi tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên.
     Nhờ chính sách cái cách và mở cửa, hơn 400 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói khi công cuộc cải cách và mở cửa được đầu từ những năm 1980. Theo thời gian, sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế đã kéo theo sự gia tăng liên tục của GDP bình quân đầu người tiêu tổng hợp nhất về trình độ phát triển. Các dữ liệu cho thấy GDP bình quân đầu người củaTrung Quốc đã tăng từ 155 USD vào năm 1978 đến hơn 4.000 USD năm 2010. Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vị một số chi tiêu phát triển khác.

0 nhận xét: