Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
     Arập Xêút là vùng đất khai sinh ra đạo Hồi, nơi có các thánh địa Mecca và Medina. Đạo Hồi ở đây được thiết lập một cách vững chắc với sự cai trị của một nhà nước dựa trên cơ sở diễn giải leo từng chữ kinh Koran và luật Shariah. Dưới sự chi phối của ở, kịch, phim ảnh, rượu và sự chung đụng quá mức giữa hai giới bị cấm. Arập Xêút đang phấn đấu để vừa trở thành quốc gia hiện đại đồng thời lại vừa là nước Hồi giáo bảo thủ. Hệ thống pháp luật Arập Xêút hoàn toàn dựa trên luật Hồi giáo và gồm ba bộ phận: bộ phận thứ nhất là luật Hồi giáo không được pháp điển trả theo học thuyết Hồi giáo truyền thống, bộ phận thứ hai là luật hành văn thể chế hoá những quy định của luật Hồi giáo, bộ phận thứ ba là các văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề mà luật hồi giáo không điều chỉnh.

>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

Cấu trúc và nguồn pháp luật ở một số quốc gia Hồi giáo

     Iran vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước là ví dụ điển hình và sự phục hưng Hồi giáo. Cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo là Ayatollah Khomeini đã lật đổ quốc vương Muhammad vào năm 197, nước “Cộng hoà Hồi giáo” được thành lập, sau đó Shariah trở thành chuẩn mực và các giáo sĩ như homeini giữ một vai trò quyết định.
     Hệ thống pháp luật Iran mang tính hỗn hợp, vừa chịu ảnh hưởng của luật Hồi giáo vừa chịu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lục địa. Iran là một trong số ít các nước Hồi giáo không bị thuộc địa hoá một cách trực tiếp. Quá trình “phương Tây hoá” ở Iran bắt đầu từ năm 1906 khi thông qua hiến pháp dựa trên hình mẫu của Pháp và  của Bỉ. Sau cải cách những năm 1920-1930, lĩnh vực ảnh hưởng của luật Hồi giáo ở Iran bị thu hẹp lại, học thuyết pháp lí Hồi giáo chỉ có tác động đến các quy định về thân nhân. Sau Cách mạng nhân dân năm 1971, ở Iran diễn ra quá trình Hồi giáo hoá toàn bộ hệ thống pháp luật.
     Hiến pháp Iran ban hành năm 1979 và được sửa đổi năm 1989 khẳng định tất cả các văn bản pháp luật đều phải tuân theo Shariah. Các văn bản pháp luật theo hình mẫu phương Tây bị sửa đổi theo các quy định của đạo Hồi. Pháp luật dân sự của Iran mang tính hỗn hợp, vấn đề thân nhân hôn nhân gia đình và thừa kế được điều chỉnh bằng luật Hồi giáo, các chế định còn lại chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật châu Âu lục địa – cơ bản là theo hình mẫu Pháp. Bộ luật dân sự Iran gồm ba quyển và được thông qua năm 1929 (Quyển I), 1934 (Quyển II), 1935 (Quyển III).
     Bộ luật hình sự Iran được thông qua năm 1926, cơ bản dựa trên Bộ luật dân sự Pháp năm 1810 trong đó ghi nhận những hành vi bị coi là phạm tội theo luật Hồi giáo sẽ chịu chế tài theo luật Hồi giáo. Trong những năm 80 của thế kì XX diễn ra cải cách pháp luật hình sự Iran và năm 1988 Bộ luật hình sự mới được thông qua với việc tiếp nhận các chế tài theo luật Hồi giáo cho ba loại tội phạm theo Shariah.
     Đến đầu thế ki XX, luật Hồi giáo giữ vị trí thống trị ở Afghanistan. Năm 1928, Afghanistan tuyên bố hiệu lực của Shariah trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Năm 1976, thông qua Bộ luật dân sự về cơ bản giống với Bộ luật của Ai Cập, Angieri, Xiri, Iraq nhưng có điểm khác là nó điều lĩnh các quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế. Điều 1 Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không điều chỉnh, thẩm vấn áp dụng luật Hồi giáo.
     Luật hình sự của Afghanistan hoàn toàn dựa trên Shariah, tất  cả các văn bản đều phải dựa trên Shariah một cách nghiêm ngặt, bộ luật hình sự thông qua năm 1976 chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự châu Âu lục địa với sự khác biệt là trong đó đưa ra khả năng áp dụng các hình phạt theo luật Hồi giáo (Điều 1) với cac tội như giết người, cướp, sử dụng đồ uống có cồn, ăn trộm…
     Trong số các nước Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kì là một trường hợp đặc biệt. Thổ Nhĩ Kì không phải là nước Ả rập và có mối liên hệ lặt chẽ về kinh tế và chính trị với Tây Âu. Cách mạng Kemalist ím 1926 tạo thuận lợi cho Thổ Nhĩ Ki tiếp nhận Bộ luật dân sự Thụy Sĩ. Luật về nhân thân, gia đình, thừa kế của nước này theo hình mẫu phương Tây. Pháp luật Thổ Nhĩ Kì không chấp nhận chế độ đa thê, quyền đơn phương bỏ rơi vợ của người chồng hoặc việc phân chia tài sản thừa kế không công bằng giữa con trai và con gái. Khó có thể nói rằng ở các nước Hồi giáo diễn ra cuộc cải cách pháp luật theo hướng phương Tây hoá. Hiện tại chưa có nước Hồi giáo nào mạnh dạn đi theo hình mẫu của Thổ Nhĩ Kì.

0 nhận xét: